Xử phạt khi kinh doanh không đúng ngành nghề

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đúng với ngành nghề đã đăng ký. Vậy kinh doanh không đúng ngành nghề có bị xử phạt như thế nào?

1. Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định:

Vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp. Những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thường có quy mô lớn và tính rủi ro cao. Số vốn pháp định được Chính phủ quy định cụ thể đối với từng ngành nghề.

2. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh:

Theo Luật đầu tư 2020, có 8 ngành nghề bị cấm kinh doanh, gồm: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã được quy định tại Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ.

3. Mức xử phạt khi kinh doanh không đúng ngành nghề:

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.