Tranh chấp trong Hợp đồng tín dụng (HĐTD) thông thường có 02 loại phổ biến.
Tranh chấp tín dụng
- Tranh chấp tín dụng là tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng tín dụng.
- Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay
- Trên thực tế HĐTD nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.
Tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng
Đầu tiên cần xác định là khi tiến hành xác lập HĐTD thì đi kèm với đó là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong quan hệ HĐTD có 5 biện pháp được sử dụng gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.
Theo Điều 295 BLDS 2015 thì tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có/hình thành trong tương lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Các loại tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp:
- Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế
- Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
- Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm
- Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm…