Thuế phải nộp khi thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Vậy sau khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh thì phải nộp những loại thuế nào?

1. Vì sao nên thành lập địa điểm kinh doanh?
  • Thủ tục đăng ký thành lập ĐĐKD nhanh chóng và tiện lợi;
  • Không cần xin cấp mã số thuế riêng;
  • Không cần hóa đơn GTGT và không cần con dấu riêng;
  • Thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh tại ĐĐKD nhanh chóng, gọn nhẹ khi doanh nghiệp không còn nhu cầu kinh doanh tại ĐĐKD nữa;
  • Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, phát sinh hoạt động kinh doanh thì toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng,..
2. Điều kiện đăng ký là gì?

Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý các điều kiện sau:

  • Điều kiện về tên địa điểm kinh doanh quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020:
  • Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh;
  • Điều kiện về nơi địa điểm đặt địa điểm kinh doanh; 
  • Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ;
  • Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh;
  • Mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ, hạch toán phụ thuộc,…
3. Những loại thuế phải nộp khi thành lập địa điểm kinh doanh
  • Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm khai thuế cho địa điểm kinh doanh như nộp tờ khai lệ phí môn bài và thuế môn bài.
  • Nếu khác tỉnh: Phải làm thủ tục xin cấp mã số thuế, kê khai lệ phí môn bài, nộp thuế giá trị gia tăng.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.