Văn phòng đại diện (VPĐD) là một đơn vị phụ thuộc quan trọng của doanh nghiệp. Thành lập văn phòng đại diện là thủ tục hành chính do doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư. Vậy quy trình thực hiện diễn ra như thế nào?
1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện (VPĐD)
Để thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện thành lập văn phòng đại diện như:
- Chỉ được thành lập văn phòng đại diện sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Ngành nghề kinh doanh của văn phòng đại diện phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty;
- Tuân thủ quy định pháp luật về tên văn phòng đại diện theo Điều 40 Luật Doanh Nghiệp 2020
- Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện tương tự như quy định về việc đặt tên trụ sở của công ty;
- Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ của văn phòng đại diện khác quận, huyện vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế với Chi cục thuế cũ.
2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện (VPĐD)
Thủ tục thành lập VPĐD được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
- Bước 2: Nộp Hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ
- Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện một số thủ tục khác.
3. Thời gian cấp giấy phép
Thời gian: từ 3 – 5 ngày kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ hợp lệ.