Chi nhánh và văn phòng đại diện là 02 sự lựa chọn phổ biến khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh nhưng không phải ai cũng biết sự khác biệt giữa 02 loại hình này.
1. Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
- Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
- Không có tư cách pháp nhân;
- Không giới hạn số lượng thành lập;
- Hồ sơ – quá trình thành lập gần như tương đồng,..
2. Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện |
Phạm vi thành lập | Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong và ngoài nước | Doanh nghiệp có quyền thành VPĐD ở trong và ngoài nước |
Thực hiện chức năng kinh doanh | Có | Không |
Ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ | Được đăng ký tất cả | Chỉ đại diện ủy quyền |
Cách đặt tên | Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “chi nhánh” | Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “Văn phòng đại diện” |
Giấy chứng nhận đăng ký | Có | Có |
Ký kết hợp đồng kinh doanh | Được ký kết hợp đồng kinh tế | Không được ký kết hợp đồng |
Hóa đơn riêng | Hạch toán độc lập: bắt buộc có hóa đơn riêngHạch toán phụ thuộc: có thể có | Không được sử dụng hóa đơn |
Con dấu riêng | Hạch toán độc lập: bắt buộc có con dấu riêngHạch toán phụ thuộc: có thể có | Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp có thể có hoặc không có con dấu riêng |
Hạch toán thuế | Độc lập hoặc phụ thuộc | Phụ thuộc |
Thủ tục thành lập | Phức tạp nhất | Đơn giản |
Thủ tục chấm dứt hoạt động | Phức tạp và phải thực hiện quyết toán thuế | Đơn giản và phải thực hiện nghĩa vụ thuế |
Các loại thuế phải nộp | Thuế môn bàiThuế thu nhập doanh nghiệpThuế thu nhập cá nhânThuế giá trị gia tăng | Thuế môn bàiThuế thu nhập cá nhân |