Pháp luật thương mại có quy định về đại diện cho thương nhân khá rõ ràng và chi tiết. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ của thương nhân đại diện (bên đại diện)?
Nghĩa vụ của thương nhân đại diện:
- Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và lợi ích của bên giao đại diện. Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại vì lợi ích của bên giao đại diện chứ.
- Bên đại diện có trách nhiệm thông báo đến bên được đại diện các vấn đề liên quan như cơ hội và kết quả của việc thực hiện các hoạt động thương mại mà mình được ủy quyền.
- Bên đại diện phải tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện. Nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm việc bên đại diện dùng danh nghĩa của mình hoặc của bên thứ ba để thực hiện hoạt động thương mại trong phạm vi mà mình được đại diện.
- Bên đại diện phải đảm bảo bí mật liên quan đến hoạt động thương mại mà mình đã được giao làm đại diện, không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác trong thời gian mình đang làm đại diện và cả hai năm sau đó kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Quyền của thương nhân đại diện:
- Bên đại diện có quyền được hưởng thù lao theo quy định tại Điều 147 Luật thương mại năm 2005;
- Bên đại diện có quyền yêu cầu bên được đại diện thanh toán các khoản chi phí hợp lý đã phát sinh liên quan đến hoạt động đại diện. Trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.
- Bên đại diện có quyền cầm giữ những tài sản hay tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hợp đồng đại diện.