Công ty cổ phần khi thành lập sẽ có sự góp vốn từ các cổ đông. Vậy quyền của cổ đông góp vốn được quy định như thế nào?
1. Quyền của cổ đông sáng lập:
Cổ đông sáng lập có quyền riêng là sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn 03 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sáng lập cũng có các quyền giống cổ phần phổ thông.
2. Quyền của cổ đông phổ thông:
Nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi và sinh lời.
Có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
quyền yêu cầu, xem xét, tra cứu các thông tin trong Danh sách cổ đông. Có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
Ngoài ra, cổ đông phổ thông có quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
3. Quyền của cổ đông ưu đãi:
- Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Các cổ đông sáng lập sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn các cổ đông còn lại.
- Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng cổ tức cao hơn so với các cổ đông còn lại.
- Đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu. Hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.