Người đứng đầu của văn phòng đại diện cũng quan trọng tương tự người đứng đầu của một công ty. Do vậy, người đứng đầu văn phòng đại diện cũng cần phải đáp ứng các điều kiện luật định và tuân thủ theo quy trình bổ nhiệm của pháp luật.
1. Quy trình bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
Trước khi hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện mới, người đứng đầu văn phòng đại diện phải xin cấp giấy phép lao động.
Quy trình thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bước 2: Quyết định bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện phải phù hợp với điều lệ và hợp đồng lao động của doanh nghiệp và người lao động;
- Bước 3: Bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
2. Điều kiện trở thành gười đứng đầu văn phòng đại diện
Để trở thành người đứng đầu văn phòng đại diện, cần có các điều kiện sau:
- Là người do công ty quyết định và bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hoặc cho đến khi có sự thay đổi
- Có thể là giám đốc, cổ đông, thành viên góp vốn theo đúng quy định pháp luật;
- Người đứng đầu văn phòng đại diện không cùng lúc đảm nhiệm các chức vụ trưởng chi nhánh, người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ.
- Người đứng đầu văn phòng đại diện không được là người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Các quy định khác theo quy định của pháp luật.