Thanh lý hợp đồng là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình cho các chủ thể có quyền. Vậy quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng như thế nào?.
1. Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là sự ghi nhận thể hiện dưới hình thức là một biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên, sau khi hoàn tất một công việc nào đó đã được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký tên.
2. Quy định của pháp luật về thanh lý hợp đồng:
Thời điểm hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn ghi nhận khái niệm “thanh lý hợp đồng” nữa mà thay vào đó là quy định về chấm dứt hợp đồng (Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015). Mặc dù không được pháp luật dân sự ghi nhận nhưng trên thực tế “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự.
Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 181 Luật thương mại 2005, thuật ngữ “thanh lý hợp đồng” vẫn được đề cập đến. cụ thể tại một số điều như:
- Khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại 2005: “Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
- Khoản 3 Điều 231 Luật Thương mại 2005: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền cọc, lý quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết”