Pháp luật quy định thế nào về việc đặt cọc?

Tiền đặt cọc là khoản bảo đảm được các bên giao nhận ràng buộc nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện một thỏa thuận nhất định. Vậy pháp luật quy định về biện pháp đặt cọc như thế nào? Hãy làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây

Đặt cọc theo quy định của pháp luật:

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết. Xử lý tài sản đặt cọc chỉ xảy ra khi một trong các bên không thực hiện điều khoản đã cam kết, giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.