Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể thành lập 01 trong 03 loại hình phụ thuộc: chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Vậy phân biệt chi nhánh (CN), văn phòng đại diện ( VPĐD) và địa điểm kinh doanh (ĐĐKD) như thế nào?
Phân biệt chi nhánh (CN), văn phòng đại diện (VPĐD) và địa điểm kinh doanh (ĐĐKD)
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Phạm vi thành lập | Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong và ngoài nước | Doanh nghiệp có quyền thành VPĐD ở trong và ngoài nước | Trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dặt trụ sở. |
Thực hiện chức năng kinh doanh | Có | Không | Có |
Ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ | Được đăng ký tất cả | Chỉ đại diện ủy quyền | Được đăng ký một số ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. |
Cách đặt tên | Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “chi nhánh” | Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “Văn phòng đại diện” | Phải mang tên doanh nghiệp. Có cụm từ “Địa điểm kinh doanh” |
Giấy chứng nhận đăng ký | Có | Có | Có |
Ký kết hợp đồng kinh doanh | Được ký kết hợp đồng kinh tế | Không được ký kết hợp đồng | Không được ký kết hợp đồng |
Hóa đơn riêng | Hạch toán độc lập: bắt buộc có hóa đơn riêngHạch toán phụ thuộc: có thể có | Không được sử dụng hóa đơn | Sử dụng hóa đơn theo công ty |
Con dấu riêng | Hạch toán độc lập: bắt buộc có con dấu riêngHạch toán phụ thuộc: có thể có | Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp có thể có hoặc không có con dấu riêng | Không được sử dụng con dấu |
Hạch toán thuế | Độc lập hoặc phụ thuộc | Phụ thuộc | Phụ thuộc |
Thủ tục thành lập | Phức tạp nhất | Đơn giản | Đơn giản nhất |
Thủ tục chấm dứt hoạt động | Phức tạp và phải thực hiện quyết toán thuế | Đơn giản và phải thực hiện nghĩa vụ thuế | Đơn giản và không thực hiện quyết toán thuế |
Các loại thuế phải nộp | Thuế môn bàiThuế thu nhập doanh nghiệpThuế thu nhập cá nhânThuế giá trị gia tăng | Thuế môn bàiThuế thu nhập cá nhân | Thuế môn bài |