Những lưu ý khi sáp nhập doanh nghiệp

Các nhà đầu tư cần lưu ý đến quy định về sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt là về tập trung kinh tế, để đảm bảo tuân thủ Luật Cạnh tranh và tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình mua bán sáp nhập

Quy định về sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018. Theo Điều 30 của Luật này, các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam sẽ bị cấm, và việc đánh giá này sẽ do Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

Vì vậy, việc sáp nhập doanh nghiệp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam, có thể kể đến như:
  • Lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường: Doanh nghiệp sau sáp nhập có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc có tổng thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan,
  • Lạm dụng vị trí độc quyền.
  • Mức độ tập trung trên thị trường liên quan tăng cao bất thường sau khi sáp nhập.
  • Doanh nghiệp sau khi sáp nhập loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện sáp nhập có những dấu hiệu nêu trên sẽ được xác định là hình thức tập trung kinh tế bị cấm.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.