Mức bồi thường thiệt hại khi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc

Khi lập hợp đồng giao dịch, các bên thường có xu hướng đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng và bồi thường khi huỷ cọc. Vậy, trường hợp huỷ hợp đồng đặt cọc được quy định như thế nào? Mức độ bồi thường thiệt hại ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi bên đặt cọc tự ý hủy hợp đồng đồng đặt cọc chỉ xảy ra khi có thiệt hại phát sinh. Theo đó, bên đặt cọc có trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, chi phí phát sinh do vi phạm nghĩa vụ tự ý hủy hợp đồng đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên đặt cọc tự ý hủy hợp đồng đặt cọc nhưng không có thiệt hại phát sinh thì không cần bồi thường thiệt hại cho bên nhận đặt cọc, mà chỉ bị mất khoản tiền cọc đã cọc trước. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, mức bồi thường thiệt hại khi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận, được quy định trong hợp đồng đặt cọc trước khi có vi phạm nghĩa vụ xảy ra hoặc thỏa thuận mức bồi thường sau khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.