Hậu quả pháp lý khi tự ý nghỉ việc

Người lao động (NLĐ) tự ý nghỉ việc không thông báo trước sẽ chịu hậu quả gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây

Hậu quả pháp lý khi NLĐ tự ý nghỉ việc
  • Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019.
Phương thức xử lý NLĐ tự ý nghỉ việc

Khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi:

  • NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
  • Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 Việc xử lý kỷ luật được thực hiện khi:

  • NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLĐ bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.