Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản như thế nào?

Hợp đồng thuê thường rất phức tạp nên cũng hay xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực này. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Khi bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng thuê. Dẫn đến quyền và lợi ích bị xâm phạm:
  • Bên bị xâm phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng
  • Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 177 BLDS 2015 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
  • Các bên có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phạt vi phạm theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cần lưu ý:
  • Theo quy định tại Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú
  • Hồ sơ khởi kiện phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015.
  • Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng được hướng dẫn cụ thể trong BLTTDS 2015.
    • Khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét và thụ lý đơn khởi kiện. Sau đó cần tiến hành nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tạm ứng án phí.
    • Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử (họp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, …).
    • Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và có bản án. Nếu các bên không đồng ý với bản án thì có quyền nộp đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.