Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ đóng số tiền BHXH còn nợ. Có thể phải đóng thêm khoản tiền lãi chậm nộp theo quy định. Vậy doanh nghiệp có thể nợ đóng BHXH trong bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về phương thức đóng BHXH như sau:
Phương thức đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH;
Cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp phải hoàn thành việc đóng BHXH cho người lao động vào ngày cuối cùng của tháng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lựa chọn phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thì có thể chậm đóng BHXH đến ngày cuối cùng trong tháng của phương thức đó.
Bài viết hữu ích: Đăng ký BHXH trọn gói cho doanh nghiệp