Cách đặt tên doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Tên công ty không đơn giản là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn gây ấn tượng cho khách hàng. Thể hiện được loại hình kinh doanh hoặc tầm nhìn tạo nên thành công cho công ty. Hãy cẩn trọng khi lựa chọn cách đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố sau:

  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và Điều 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020

Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên này được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Bài viết hữu ích: Thành lập doanh nghiệp mới – Trọn gói

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.