Vốn điều lệ là căn cứ xác định nghĩa vụ của công ty với các khoản công nợ trong kinh doanh. Do đó vốn điều lệ cao thì chịu trách nhiệm nhiều, vốn điều lệ thấp thì chịu trách nhiệm ít. Vậy khi nào công ty giảm vốn điều lệ? Các trường hợp được giảm vốn điều lệ?
1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ:
Đối với công ty đã thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên/cổ đông:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty.
- Hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên/cổ phần của cổ đông theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Vốn điều lệ không được chủ sở hữu/ các thành viên/ cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
2. Tại sao doanh nghiệp nên giảm vốn điều lệ?
- Thủ tục giảm vốn điều lệ giúp công ty đăng ký lại mức vốn điều lệ mới.
- Thủ tục giảm vốn điều lệ giải quyết yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty.
- Thủ tục giảm vốn điều lệ thực hiện khi khả năng tài chính của Doanh nghiệp thấp hơn mức vốn đã đăng ký.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức công ty (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).