Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình kinh doanh nên doanh nghiệp thường khá đau đầu khi lựa chọn loại hình phù hợp, vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để quý doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn nhé.

1. Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp chính là hình thức tổ chức mô hình kinh doanh căn cứ vào những yếu tố như số thành viên góp vốn, mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp, cơ cấu tổ chức…được quy định tại Luật doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước.Về cơ bản, những nội dung khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Số lượng thành viên góp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên góp vốn.
  • Tư cách pháp nhân. Một doanh nghiệp được hiểu là có tư cách pháp nhân khi và chỉ khi: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập; Có tài sản riêng độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trong phạm vi vốn góp.
  • Khả năng huy động vốn;
  • Tổ chức quản lý doanh nghiệp.
2. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay?

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay việc xác định loại hình doanh nghiệp nào là phổ biến nhất là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác do sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề kinh doanh. 

Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nhân khởi nghiệp thường lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp: DNTN, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.