Chế tài thương mại là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng. Vậy có bao nhiêu loại chế tài trong hoạt động thương mại?
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Một bên trong hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng thì bên này buộc thực hiện đúng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Nếu không họ phải trả tiền đền bù, bồi thường thiệt hại hay các chế tài khác;
Một bên vi phạm hợp đồng, bên kia hoàn toàn có quyền buộc bên đó thực hiện đúng hợp đồng đã thỏa thuận.
2. Phạt vi phạm hợp đồng:
Phạt vi phạm là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng;
Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm là có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận của các bên
3. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng:
Là hình thức trách nhiệm tài sản, bên vi phạm hợp đồng dẫn tới gây thiệt hại phải trả một khoản tiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.
4. Hủy bỏ hợp đồng:
Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
Việc hủy hợp đồng được áp dụng khi hợp đồng chưa được thực hiện.
Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
5. Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Tạm ngừng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện nhưng vẫn còn hiệu lực và có thể tiếp tục thực hiện;
Đình chỉ là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp theo pháp luật quy định;