Bồi thường thiệt hại là một chế tài trong thương mại dù các bên không có thỏa thuận nhưng vẫn có thể áp dụng nếu đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy pháp luật quy định bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế như thế nào?.
1. Khái niệm về phạt vi phạm hợp đồng:
Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Mục đích của việc xây dựng loại chế tài này là nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm và giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng và trừng phạt bên có vi phạm hợp đồng.
Ngoài điều kiện phải được xác lập trong thỏa thuận, để có thể áp dụng trên thực tế chế tài này thì bên yêu cầu áp dụng cần chứng minh được các yếu tố sau:
- Có hành vi vi phạm HĐ;
- Thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm HĐ là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.
2. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại:
Điều 74 Công ước CISG đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại: “Thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng…..
Công ước CISG và Bộ nguyên tắc Unidroit có phương thức tính toán thiệt hại gần giống nhau trong trường hợp hợp đồng bị hủy. Điều 75 Công ước CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế.
Tuy nhiên,sẽ không tìm thấy những quy định tương tự như vậy trong Luật Thương mại Việt Nam mặc dù trong thực tế cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng.
Trên đây là những quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế.