05 Lưu ý về ký kết và đàm phán HĐTM

Dưới bài viết này là 05 lưu ý về ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại (HĐTM). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn nhé.

1. Soạn hợp đồng dự thảo trước khi tiến hành đàm phán:
  • Hợp đồng dự thảo được coi như là một bản kế hoạch cho việc đàm phán.
  • HĐTM  được ký kết dựa trên nguyên tắc tự do và bình đẳng;
  • Đối tác là cá nhân/ doanh nghiệp nước ngoài thì lưu ý đến các vấn đề thuộc pháp luật và tập quán quốc tế liên quan bên cạnh điều luật Việt Nam, cần phải Việt hóa các HĐTM một cách ngắn gọn, đầy đủ và chính xác nội dung.
2. Lưu ý về hình thức hợp đồng:

Thể hiện dưới hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 

Tuy nhiên đối với hợp đồng thương mại, để tránh sự không minh bạch dẫn đến phát sinh tranh chấp sau này thì hợp đồng thương mại cần được thể hiện dưới dạng văn bản

3. Lưu ý về chủ thể giao kết hợp đồng:
  • Xác định chủ thể giao kết là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền cần phải xác minh, kiểm tra tư cách chủ thể giao kết hợp đồng có đúng pháp luật hay không.
  • Chủ thể giao kết hợp đồng là người đại diện theo ủy quyền thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền.
4. Kiểm tra khả năng thực hiện HĐTM:

Các bên phải chắc chắn khả năng kinh tế của đối tác trước khi tiến hành ký kết HĐTM tránh trường hợp ký kết doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản hoặc không đủ khả năng thực hiện thỏa thuận trong HĐTM dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.

5. Những khoản cần chú trọng khi ký kết:
  • Điều khoản hiệu lực của hợp đồng: thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau;
  • Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng;
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp;

Trên đây là 05 điều cần lưu ý về ký kết và đàm phán HĐTM

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.