Trong hoạt động kinh doanh, việc lập và thực hiện hợp đồng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, không tránh khỏi các tranh chấp, xung đột giữa các bên. Để giải quyết những tranh chấp này, có nhiều phương thức được sử dụng trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế
1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng
Đây là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này.
Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải
Các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài
Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết hợp đồng kinh tế