04 lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện

Để quá trình hoàn thành thủ tục thành lập văn phòng đại diện diễn ra suôn sẻ và đúng quy định của pháp luật, cần lưu ý 04 vấn đề sau:

1. Lưu ý về tên văn phòng đại diện 
  • Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W chữ số và các ký hiệu;
  • Tên văn phòng đại diện phải mang tên của doanh nghiệp kèm cụm từ “ Văn phòng đại diện”,..
  • Tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
  • Các quy định về tên văn phòng đại diện khác theo quy định của pháp luật.
  • Tên văn phòng đại diện không được trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành việc đăng ký.
2.  Treo bảng hiệu cho văn phòng đại diện

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện thì phải treo bảng hiệu cho văn phòng đại diện. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải treo biển hiệu với các thông tin như: mã số thuế văn phòng đại diện, tên văn phòng, địa chỉ.

3. Lưu ý về con dấu của văn phòng đại diện

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về việc văn phòng đại diện phải có con dấu. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lựa chọn có con dấu để tạo sự thuận lợi cho quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.

4. Thành lập văn phòng đại diện có cần nộp thuế môn bài

Khi thành lập Văn phòng đại diện nhưng không hoạt động kinh doanh sẽ không cần nộp thuế môn bài.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.