04 hậu quả pháp lý khi phá sản

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp chính thức chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý và được quy định tại Điều 108, 109, 110, 130 Luật Phá sản 2014.

Hậu quả pháp lý khi phá sản
  • Khi bị tuyên bố phá sản, tòa án gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp chính thức chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý.
  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Dù đã bị chấm dứt tồn tại về mặt pháp lý nhưng chưa giải phóng hoàn toàn nghĩa vụ về tài sản
  • Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản; Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước;
  • Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, HTX trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.