Góp vốn là việc các thành viên/cổ đông chuyển tài sản của mình vào công ty, để trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty. Quy trình góp vốn được thực hiện như sau
Bước 1: Xác định đối tượng góp vốn:
- Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các đối tượng không thuộc quy định tại Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp. Trừ các trường hợp theo Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020
Bước 2: Xác định loại tài sản góp vốn
- Việc góp vốn bằng tài sản phải có xác nhận bằng biên bản;
- Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, người góp vốn còn phải tuân thủ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Định giá tài sản góp vốn:
- Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá;
- Khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị;
- Người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Bước 4: Giấy chứng nhận góp vốn
- Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên:Sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, thành viên được công ty cấp GCN phần vốn góp;
- Đối với công ty Cổ phần: Sau khi góp đủ vốn của mình, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông.