03 trường hợp thường gặp về phần vốn góp

Góp được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Vậy các trường hợp góp vốn quy định như thế nào bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

Trường hợp muốn chuyển nhượng phần vốn góp:

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác:

  • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày.
Trường hợp mua lại phần vốn góp:
  • Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
  • Nếu không thoả thuận được về giá, công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;
  • Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định, thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Trường hợp muốn thay đổi phần vốn góp:

Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.