03 lưu ý về giấy phép cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần lưu ý các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép cho thuê lại lao động. 

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là gì?

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).

2. Điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động;
  • Doanh nghiệp đáp ứng mức vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng trở lên trong suốt quá trình hoạt động.

Điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê lại lao động:

  • Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Không có án tích;
  • Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
3. Thời hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

  • Thời hạn của giấy phép tối đa là 60 tháng;
  • Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
  • Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đa được cấp trước đó.

Lưu ý: Trường hợp kinh doanh cho thuê lại lao động khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng (Khoản 5, Điều 12, Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.