Doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động thì có thêm nhiều lao động mới. Do đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục báo tăng lao động để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Trường hợp nào doanh nghiệp phải báo tăng lao động?
Một số trường hợp doanh nghiệp phải báo tăng BHXH:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…
Thời hạn báo tăng lao động tham gia BHXH
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng bảo hiểm xã hội.
Mức phạt khi chậm báo tăng lao động
Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động dẫn đến việc chậm đóng, đóng thiếu bảo hiểm cho người lao động sẽ bị coi là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc.
Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 12 – 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng nếu có một trong các hành vi:
- Chậm đóng BHXH bắt buộc;
- Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia mà không phải là trốn đóng.
Như vậy, trong trường hợp công ty có thêm người lao động mới thì công ty phải thực hiện thủ tục báo tăng người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên, trước khi thực hiện báo tăng, công ty cần lưu ý 03 điều trên để tránh trường hợp rủi ro, gặp bất lợi trong hoạt động kinh doanh công ty.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ đăng ký tăng/giảm lao động