Thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn địa điểm phù hợp và thực hiện đầy đủ quy trình luật định. Vậy thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh nên tiến hành như thế nào?
1. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh
Trước tiên, khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh sau đây:
- Doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt;
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
- Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu.
- Điều kiện về nơi đặt địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật,..
2. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh;
- Giấy ủy quyền nộp và nhận kết quả lập địa điểm kinh doanh;
3. thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Các bước thành lập địa điểm kinh doanh:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trả kết quả