Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh thương mại. Do vậy quy trình đàm phán hợp đồng kinh doanh thương mại là khâu thỏa thuận quan trọng để tạo thuận lợi cho các bên khi thực hiện hợp đồng.
Quy trình đàm phán hợp đồng thương mại:
1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán:
- Chuẩn bị tốt các yếu tố về: ngôn ngữ; thông tin về thị trường, thông tin về hàng hóa; trình độ, kỹ năng của người đại diện đàm phán; thời gian và địa điểm diễn ra cuộc đàm phán.
- Các yếu tố cần thiết trong đàm phán cần tiến hành các công việc sau:
- Đặt ra các mục tiêu quan trọng cần thương lượng trong quá trình đàm phán
- Xác định những mục tiêu có thể đạt được và giới hạn thỏa thuận trong cuộc đàm phán
- Nhận định rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bên mình
- Đặt ra những giải pháp tối ưu trong trường hợp không đạt được thỏa thuận
- Tìm hiểu kỹ về yêu sách của đối tác
- Trao đổi, nắm bắt những thông tin liên quan đến đối tác trước khi tiến hành đàm phán
- Dự kiến trước các ý kiến, thỏa thuận mà đối tác có thể sử dụng, từ đó đề xuất những biện pháp đối phó thích hợp.
- Xác định những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán
- Tiến hành xây dựng các chiến lược đàm phán hiệu quả và thử tiến hành đàm phán
2. Quá trình đàm phán:
- Mở đầu quá trình đàm phán: giai đoạn này giúp tìm hiểu đối tác một cách trực tiếp.
- Thương lượng nội dung đàm phán: đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
- Kết thúc đàm phán: sau khi kết thúc đàm phán, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.