02 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả gì, thì có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là:

1. Thông qua Trọng tài

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tranh chấp được giải quyết bằng phương thức Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước/sau khi xảy ra tranh chấp.

2. Thông qua Tòa án

Theo Điều 186 BLTTDS 2015 thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Có 02 trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này:

  • Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

02 trường hợp trên thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc TAND huyện theo Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

TAND tỉnh có thẩm quyền giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc THẨM QUYỀN giải quyết của TAND huyện mà TAND tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND huyện.

Bấm nút ESC để đóng

Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.