Trong thị trường kinh doanh hiện nay, sáp nhập dự án đầu tư là một trong những cách thức phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện sáp nhập này cần phải tuân thủ những điều kiện nào?
1. Sáp nhập dự án đầu tư là gì?
Khái niệm về sáp nhập dự án đầu tư được ghi nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định 31/2021/NĐ-CP), theo đó nhà đầu tư có quyền điều chỉnh dự án đầu tư theo các hình thức sáp nhập một hoặc một số dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (sau đây gọi là dự án được sáp nhập) vào một dự án đầu tư của nhà đầu tư đó (sau đây gọi là dự án nhận sáp nhập).
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 có đề cập rằng việc sáp nhập dự án đầu tư sẽ được diễn ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư với các mục đích để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Điều kiện sáp nhập dự án đầu tư
- Các điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có) và điều kiện khác theo quy định của pháp luật;
- Không được thay đổi điều kiện của nhà đầu tư (nếu có) tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện việc chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư.
CSPL: Khoản 2 Điều 50 Nghị định 31/2021/NĐ-CP